Cách loại bỏ tiếng Hú bởi hệ thống âm thanh ra sao?

Cách loại bỏ tiếng Hú bởi hệ thống âm thanh ra sao?

Cách loại bỏ tiếng hú (feedback)
bởi hệ thống âm thanh ra sao?

   Tiếng hú (hay còn gọi là feedback) phát ra từ loa trong quá trình  dàn âm thanh hoạt động là một vấn đề rất hay gặp và làm đau đầu nhiều kỹ thuật viên âm thanh.  Rõ ràng, loại bỏ tiếng Hú là vô cùng quan trọng, nhưng không phải lúc nào cũng dễ loại bỏ. Nhiều yếu tố có liên quan đến việc gây ra vấn đề này, do đó, cũng có khá nhiều giải pháp để thoát khỏi nó.
   Bài viết dưới đây, AHK Audio sẽ giúp bạn tìm hiểu những giải pháp đó!

1. Nguyên nhân tiếng hú (feedback) trong hệ thống âm thanh xuất hiện:

   Tiếng hú (hay còn gọi là feedback) phát ra từ loa trong quá trình  dàn âm thanh hoạt động là một vấn đề rất hay gặp và làm đau đầu nhiều kỹ thuật viên âm thanh.
   Để xử lý triệt để vấn đề này thì trước tiên cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra tiếng hú. Một micro khi hoạt động thường thu được 3 loại âm thanh chủ yếu: Một là âm thanh người sử dụng micro, Hai là âm thanh loa phát ra dội lại và Ba là âm thanh phản xạ từ các mặt tường của không gian đó.
    Loại âm thanh thứ hai và thứ ba là âm thanh hồi nguồn trong hệ thống. Và khi âm thanh hồi nguồn này đủ lớn thì loa sẽ phát ra những tiếng hú, làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của dàn âm thanh.
    Và như thế sẽ có 2 nguyên nhân phát ra feedback phổ biến nhất:

Micro: Thiết kế của các dạng micro trên thị trường hiện nay thường sẽ có những lỗ thoát hơi phía sau màng nhún. Nhưng nếu vì một lý do nào đó mà những lỗ thoát hơi này bị bịt kín thì âm thanh thu được sẽ bị cộng hưởng dội ngay bên trong micro, gây ra những feedback. 
 

► Hệ thống amply loa: Đôi khi nguyên nhân cũng là do việc amply cung cấp thiếu công suất cho loa, khiến loa hoạt động với âm lượng khuếch đại không đủ nên phát sinh feedback. Hoặc khoảng cách giữa loa và micro cũng là một nguyên nhân rất phổ biến. Nếu bạn để ý thì đôi khi người sử dụng micro đứng sát với loa cũng gây ra feedback, như trong các lần hát karaoke thường rất hay bị. 

Ngoài ra đôi khi những tiếng hú này còn được gây ra bởi việc thao tác không hiệu quả của các kỹ thuật viên âm thanh, điều chỉnh các thiết bị không hợp lý, cẩn thận.

2. Cách loại bỏ feedback:

    Điều đầu tiên, phần lớn mọi người đều mầy mò trên graphic và bắt đầu hacking tần số ra. Điều này sẽ loại bỏ các tần số feedback, nhưng nó cũng có thể phá hủy nghiêm trọng sự rõ ràng.

    Bạn có thể thấy thiết bị gọi là feedback exterminator (loại bỏ tiếng hú) hay suppressor (đàn áp tiếng hú). Đừng bao giờ sử dụng nó. Nó có thể loại bỏ feedback, nhưng nó cũng có thể giũ sạch cả âm thanh. Thiết bị này là công cụ cho ban nhạc ở quán bar nhỏ thiết lập hệ thống PA riêng của họ, chứ không phải cho người sử dụng chuyên nghiệp.

    Nếu bạn nhìn thấy một cái đó trong hệ thống, bạn nên nghiêm túc đặt câu hỏi về người đã cài đặt nó. Feedback exterminators phát hiện tần số bị feedback và giảm tần số đó ở mức độ nào đó cho đến khi nó ngừng feedback. Tôi chưa bao giờ thấy nó hoạt động tốt, ngay sau khi một tần số bắt đầu nhô lên, nó sẽ lấy tần số đó ra, mặc dù chưa gây ra feedback.
 

• Chọn dùng micro và loa có tính định hướng và tần số ổn định để thu âm thanh từ phía nguồn âm. Micro có tính định hướng tốt sẽ có lợi cho việc nâng cao độ khuếch đại của micro trong hội trường. Loa hội trường có tính định hướng cũng giảm âm hồi nguồn cho micro tới mức nhỏ nhất.

• Hạn chế tối đa số lượng micro sử dụng cùng lúc. Đôi khi trong quá trình diễn ra sự kiện, bạn phải sử dụng cùng lúc 7-10 micro, hãy giảm bớt âm lượng của các micro này để tránh gây ra những tiếng hú do trùng tần số. Và cắt bớt các micro khi đã sử dụng xong để đảm bảo hệ thống âm thanh vận hành ổn định nhất. 

• Sử dụng những thiết bị hỗ trợ việc khuếch đại tín hiệu âm thanh như: bộ dịch chuyển tần số, bộ điều chỉnh pha… sẽ hỗ trợ cho quá trình khuếch đại tín hiệu âm thanh một cách hiệu quả nhất, tránh tình trạng ampli cung cấp công suất không đủ cho loa, gây ra tiếng hú. 

• Sử dụng Equalizer: Sử dụng equalizer giúp cho người dùng dễ dàng kiểm soát được tần số âm thanh và hạn chế được những tần số không như mong muốn, gây ra âm thanh hú của hệ thống. 

• Điều chỉnh âm lượng từ tốn: Không nên tăng đột ngột một nguồn âm nào đó khi bạn muốn nó to lên, mà hãy điều chỉnh từ từ để biết đâu là giới hạn, nếu vượt quá những giới hạn này sẽ gây ra những tiếng hú không như ý. 

• Chú ý đến khoảng cách giữa loa và micro: Đây là mẹo đơn giản và dễ thực hiện nhất, hãy tính toán trước vị trí của loa so với người sử dụng micro để hạn chế tối đa âm thanh hồi nguồn gây ra trong trường hợp này. Và cũng đừng vì lí do này mà đặt loa quá xa hay khác hướng với người nghe, vì như thế tuy giảm được tiếng hú nhưng hiệu quả âm thanh lại không còn. 

Xin cảm ơn đã theo dõi bài viết!
Tin nổi bật:
Những điều bạn có biết về Ampli ?!
Micro hội nghị có dây để bàn chất lượng tốt nhất HN
Giải pháp loa hội trường của Mỹ chính hãng nhập khẩu

hotline dep

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
Hotline

0912 486 006